Các công ty với thị phần đại lý bảo hiểm thấp hoặc chiếm thị phần bảo hiểm thấp tại Việt Nam sẽ có những kế hoạch tuyển dụng đại lý nhằm mở rộng hệ thống bán hàng của mình, chiếm những thị phần cao hơn trên thị trường và chiếm lĩnh những phân khúc hoặc những lĩnh vực bảo hiểm chưa được khai thác.
Thứ hai, các công ty bảo hiểm sẽ song song với việc mở rộng số lượng đại lý sẽ xem xét thử nghiệm, mở rộng các kênh phân phối khác nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào kênh phân phối đại lý. Hiện nay, đại lý bảo hiểm đóng góp gần 90% doanh thu bảo hiểm cho các công ty.
Thứ 3, các công ty bảo hiểm sẽ siết chặt hơn quá trình tuyển dụng đại lý. Các công ty bảo hiểm sẽ tập trung vào cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ hơn là hạ mức phí bảo hiểm. Do đó, các đại lý cũng sẽ được chọn lọc, đào tạo kỉ luật hơn.
Thời gian gần đây, hình thức đại lí bảo hiểm có tổ chức (hay còn gọi là tổng đại lí) đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đi tiên phong về mô hình và có những chiến lược bài bản trong phát triển mô hình tổng đại lý tại Việt Nam chính là Prudential. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các công ty bảo hiểm đang hướng đến việc thành lập tổng đại lý như : Dai-ichi Life Việt Nam, AIA Việt Nam. Theo các chuyên gia trong ngành, mô hình tổng đại lý bảo hiểm là một trong những hình thức tổ chức lực lượng đại lý có nhiều ưu thế trong thị trường cạnh tranh cao, cho phép các công ty bảo hiểm linh hoạt trong quá trình mở rộng kênh phân phối, đặc biệt mô hình này rất phù hợp cho việc mở rộng mạng lưới tại các tỉnh thành của cả nước. Với tình hình thị trường hiện nay thì một doanh nghiệp bảo hiểm có thể mở văn phòng kinh doanh/chi nhánh ở 25 – 30 tỉnh, thành và xem xét phát triển hệ thống tổng đại lý ở các địa phương còn lại. Tuy nhiên, việc những văn phòng ấy có hoạt động hiệu quả hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào khả năng phát triển, huấn luyện và quản lý đội ngũ đại lý và hệ thống tổng đại lý của các doanh nghiệp bảo hiểm.