Thực trạng các kênh phân phối bảo hiểm trên thế giới

Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ:

Tại hầu hết các quốc gia châu Âu, kênh trung gian như đại lý và môi giới là kênh phân phối rộng rãi nhất đối với các sản phẩm bảo hiểm tính trên tất cả các khu vực.

Tại Mỹ, các đại lý ( các đại lý bị ràng buộc bán các hợp đồng được thảo bởi các công ty bảo hiểm riêng lẻ, hoặc các nhân việc đại lý bảo hiểm, hoặc các đại lý độc lập bán các bảo hiểm của một số các công ty khác nhau) thống trị ngành thương mại. Các đại lý bảo hiểm độc lập có một thị phần trong ngành thương mại lớn hơn các đại lý bảo hiểm bị ràng buộc – vào khoảng 2/3. Đối với lĩnh vực bảo hiểm cá nhân, tỷ số này là ngược lại.

Các đại lý cũng chiếm ưu thế tạn hầi hết các thị trương bảo hiểm phi nhân thọ tại chât Á với thị phần từ 40% ở Malaysia đến 93% tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, có một sự sụt giảm số lượng các đại lý bảo hiểm (623743 vào năm 1996, 286576 trong năm 2005, và 266 753 vào năm 2006) nhưng tổng số nhân viên làm việc cho các đại lý gia tăng nhânh chóng ( 1181865 năm 2004, 1797510 vào năm 2005 và 1873485 vào năm 2006), một sự chuyển hướng trong kênh phân phối truyền thống và gia tăng khả năng sinh lợi của các đại lý. Hầy hết các đại lý (83%) là làm việc ván thời gian trong các lĩnh vực liên quan như ( bán xe, đại lý du lịch…) trong khi các đại lý khác thì ra đời từ chính một công ty bảo hiểm. Các đại lý này thường rất linh động và không cố định tại một chi nhánh bán hàng nào.

Môi giới bảo hiểm thì chiếm thị phần thấp hơn tại châu Á nhưng lại năng động hơn tại các thị trường Canada và Úc, nơi mà các nhà môi giới chiếm 1/3 thị phần tại mỗi quốc gia.

Kênh phân phối trực tiếp thì phát triển hơn tại Trung Quốc (53%), Hàn Quốc (45%) và Malaysia (27%).

Tại châu Âu, kênh Bancassurance không phát triển mạnh trong lĩnh vực phi nhân thọ. Chỉ ở một số nước Mỹ Latinh có thị phần vào khoản 10%: Brazil (13%), Mexico (10%) và Chile (19%). Tại Chile, thị phần cao trong lĩnh vực phi nhân thọ có thể được giải thích bởi sự bán chéo các sản phẩm bảo hiểm thảm hoạ thiên nhiên, bảo hiểm tài sản và các khoản vay.

Sự phát triển của kênh Bacassurance tại các nước Mỹ Latinh có liên quan đến các công ty, bao gồm các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, thuộc các tập đoàn nước ngoài đã mô phỏng lại mô hình Bacassurance mà họ đã phát triển ở quốc gia họ. Tại Mỹ và Canada, cũng như tại Nhật Bản và một số các quốc gia châu Á khác, mức thâm nhập thấp của kênh này liên quan đến môi trường pháp luật cấm các ngân hàng bán các sản phẩm bảo hiểm. Luật cấm này được đưa ra tại Mỹ năm 1999, tại Canada năm 2006, tại Nhật Bản 2001 và tại Hàn Quốc 2003.

Lĩnh vực nhân thọ:

Trong khi rất nhiều các thị trường bảo hiểm nhân thọ tại châu Âu thống trị bởi kênh Bacassurance thì tại nhiều thị trường lớn khác thì không như vậy.

Tại Mỹ, kênh này chỉ chiếm 2% và chỉ chiếm 1% tại thị trường Canada. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, mức thâm nhập thấp có liên quan đến các giới hạn về pháp luật chỉ mới vừa được thay đổi trong thời gian gần đây và sự gắn bó của khách hàng đói với các kênh phân phối truyền thống.

Tại Mỹ các đại lý chiếm ưu thế và theo sau đó là môi giới. Đối với doanh thu từ bào hiẻm nhân thọ cá nhân mới, và năm 2006, các đại lý ràng buộc chiếm đến 35%, các đại ý độc lập 56% và các dạng đại lý còn lại, bao gồm cả môi giới chứng khoán chiếm 9%. Tại Canada, môi giới chiếm vị trí quan trọng thống trị thị phần bảo hiểm phi nhân thọ và dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ với mức 60%.

Điều tương tự cũng được quan sát thấy tại Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Nhật Bản cũng như hầy hết các quốc gia chât Á khác, kênh Bancassurance đang gia tăng thị phần một cách nhanh chóng (8.5% vào năm 2004 so với 0% năm 2003, tại Trung Quốc 16% vào năm 2006, 33% tại Đài Loan và 45% tại Malaysia năm 2006). Kênh này cũng dường như thành công tại Brazil (55%) trong khi kém quan trọng hơn tại Chile và Mexico (tương ứng 13% và 10%).