Phí Bảo hiểm cháy nổ

Phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm:

P = Sbx R

Trong đó:

P là Phí bảo hiểm,

 

Sblà Số tiền bảo hiểm,

 

R là Tỷ lệ phí bảo hiểm.

Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt rất đa dạng về chủng loại và mức độ rủi ro. Một ngôi nhà ở giữa một vùng đất trống và một ngôi nhà ở cạnh là cây xăng… thì không thể có cùng một mức phí bảo hiểm như nhau. Bởi vậy tỷ lệ phí sẽ được quy định riêng cho từng loại rủi ro hay được tính theo từng loại đối tượng và ngành nghề kinh doanh.

Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt thường chia làm 2 phần: Tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phụ phí.

R = R1+ R2

Trong đó:

R1là Tỷ lệ phí thuần,

 

R2là Tỷ lệ phụ phí.

Xác định lỷ lệ phí thuần thường phải căn cứ vào số liệu thống kê trong một số năm trước đó, như: Tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm , số đơn vị rủi ro bị gặp tổn thất, tổng số tiền bồi thường…

Có 2 phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần: xác định theo phân loại và theo danh mục .

Xác định Tỷ lệ phí thuần theo phân loại.

Theo phương pháp này, các đơn vị rủi ro có thể so sánh được sẽ được kết hợp lại với nhau. Các tiêu chí dùng để so sánh mức độ rủi ro của các đơn vị rủi ro này là:

  • Vật liệu xây dựng bằng gì?
  • Khả năng phòng cháy, chữa cháy.
  • Những vật hay công trình bố trí xung quanh, bên ngoài.
  • Người sử dụng (chủ ở hay cho thuê).

Phương pháp này phù họp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau, như: nhà ở, văn phòng,…

Xác định Tỷ lệ phí thuần theo danh mục

Phương pháp này được thực hiện theo một quy trình gồm 3 bước:

Bước 1:Rà sét lại danh mục tài sản tham gia bảo hiểm rồi phân loại theo danh mục khác nhau.

Bước 2:Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỷ lệ phí phù hợp trong bảng tỷ lệ phí có sẵn.

Bước 3:Điều chỉnh Tỷ lệ đã chọn theo các yếu tố làm tăng (giảm).

+ Để xác định mức độ tăng giảm Tỷ lệ phí, trước hết phải xem đối tượng tham gia bảo hiểm thuộc loại công trình nào sau đây:

  • Loại D: Giảm tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Các công trình thuộc loại này phải được xây dựng bằng các vật liệu chịu lửa.
  • Loại N: Giữ nguyên tỷ lệ phí. Khi kết cấu chính của công trình được xây dựng bằng vật liệu chịu lửa.
  • Loại L: Tăng tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Khi công trình không đáp ứng được tiêu chuẩn gì ở trên.

+ Các nhân tố làm tăng phí:

  • Công tác phòng cháy, chữa cháy chưa đảm bảo: thiếu thốn về kiển thức và phương tiện trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Đối tượng tham gia bảo hiểm chứa đựng yếu tố làm tăng khả năng cháy: sản xuất sơn, sản xuất gỗ, kho lưu trữ vải vóc, xăng, dầu…

+ Các nhân tố làm giảm phí:

  • Công trình có hệ thống phòng cháy chữa cháy tôt, đặc biệt có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.
  • Tình hình tổn thất quá khứ: nếu trong quá khứ không có hay ít bị tổn thất về cháy nổ, đình công, bạo loạn.Bão lũ…