Tìm hiểu về biểu đồ kỹ thuật chứng khoán

Khi mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán hay Forex các nhà đầu tư sẽ thấy  khó khăn khi phân tích các biểu đồ phân tích kỹ thuật chứng khoán bởi vì nó có nhiều các thông số. Nếu có một chỉ báo tương đối chính xác nhất so với các loại chỉ báo, thì đó chính là giá. Giá cổ phiếu từng và cũng sẽ luôn là chỉ báo cơ bản nhất. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về biểu đồ kỹ thuật chứng khoán.

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán

Các loại biểu đồ kỹ thuật chứng khoán

Các biểu đồ kỹ thuật chứng khoán thể hiện những biến đổi về giá trị của các cổ phiếu. Trong thực tế, đây là cách phổ biến nhất để mô phỏng và phân tích các biến đổi của thị trường chứng khoán. Toàn bộ những yếu tố của biểu đồ kỹ thuật chứng khoán mà chúng ta tìm hiểu ở bài viết sau đây sẽ dựa trên những biểu đồ này.

Có ba loại biểu đồ phụ thuộc vào các cách mà giá trị của cổ phiếu được phản ánh: biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh và biểu đồ nến Nhật Bản.

Xem thêm: Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán của Công ty HSC 

Biểu đồ dạng đường (Line chart)

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán dạng đường

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán dạng đường

Biểu đồ dạng đường là loại biểu đồ trước tiên mà chúng ta tìm hiểu. Đây là loại biểu đồ được xác định bằng cách nối các điểm giá trị đóng cửa của phiên giao dịch trong khoảng thời gian xác định bằng một đường thẳng. Khoảng thời gian này có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Biểu đồ này thể hiện sự biến đổi của giá trị đóng cửa mà không xét đến các cực trị cao nhất hay cực trị nhỏ nhất trong một khoảng thời gian xác định. Chính vì thế về lâu dài, biểu đồ thể hiện sự biến đổi giá trị cổ phiếu theo dạng này có thể không đầy đủ do số lượng các điểm cực trị được đánh dấu trên đó có hạn.

Biểu đồ dạng Thanh

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán dạng thanh

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán dạng thanh

Biểu đồ dạng thanh được xác định bằng các thanh đứng thể hiện sự biến đổi của giá trị trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, nếu khoảng thời gian là 1 ngày thì một thanh đứng sẽ xác định sự thay đổi của mức giá trong ngày đó. Nếu khoảng thời gian là 1 tuần thì một thanh đứng sẽ thể hiện sự thay đổi của mức giá trong 1 tuần.

Sự chênh lệch giữa giá trị đóng cửa của một thanh đứng và giá trị mở cửa của thanh đứng liền sau được gọi là khoảng chênh. Khoảng chênh được sử dụng phổ biến nhiều trên thị trường chứng khoán, vì thị trường không hoạt động 24 giờ một ngày. Ngoài ra, một số hợp đồng cũng được thỏa thuận sau khi phiên giao dịch đã kết thúc, điều này làm cho thị trường có một mức chênh khi mở cửa vào ngày tiếp theo (như trên hình).

Thanh thể hiện giá lên được tạo thành khi mức giá có xu hướng tăng, và do đó giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa. Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa thì ta có thanh thể hiện giá xuống.

Biểu đồ dạng nến

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán dạng nến

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán dạng nến

Biểu đồ dạng nến về cơ bản giống với biểu đồ dạng thanh trừ các mức giá mở cửa và đóng cửa được đánh dấu bằng thân nến. Bạn có thể lựa chọn bất cứ dạng biểu đồ nào sao cho phù hợp nhất với mục đích phân tích của mình:

Các nhà đầu tư Mỹ sử dụng biểu đồ dạng thanh nhiều hơn trong khi các nhà đầu tư châu Âu và châu Á lại sử dụng biểu đồ hình nến nhiều hơn (biểu đồ hình nến có xuất xứ từ Nhật Bản). Đặc biệt ở Việt Nam, các nhà đầu tư chủ yếu dùng biểu đồ dạng nến nên chúng tôi cũng đề nghị các bạn nên biết cách sử dụng biểu đồ dạng nến.

Lời kết

Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán một trong những nhân tố cơ bản nhất và quan trọng bậc nhất để các bạn, các nhà đầu tư có thể đầu tư theo phân tích kỹ thuật thu được lợi nhuận.