Sơ lược về bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Trong mọi mục tiêu về phát triển đất nước, Đảng ta luôn gắn liền phát triển kinh tế đi đôi với ổn định đời sống xã hội của nhân dân. Do vậy, chính sách BHYT đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho người dân mà còn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.

BHYT đã có bước trưởng thành và phát triển trong thời gian hơn mười năm kể từ năm 1992 đến khi điều lệ BHYT đầu tiên được ban hành kèm theo nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng dựa trên những kết quả và kinh nghiệm trong quá trình triển khai thí điểm BHYT ở một số tỉnh, thành phố. Điều lệ BHYT ban hành năm 1992 đã có tác dụng to lớn trong việc thực thi chính sách BHYT ở nước ta, góp phần thực hiện khám chữa bệnh , bảo đảm sức khỏe đối với cán bộ công nhân viên chức và người lao động, giảm bớt gánh nặng về tài chính đối với ngân sách nhà nước. Tuy nhiên sau sáu năm thực hiện điều lệ BHYT ban hành năm 1992 đã bộc lộ nhiều vấn đề cần được sửa đổi

Để khắc phục các tồn tại, đồng thời đáp ứng được với sự phát triển chung về kinh tế xã hội cuả đất nước trong khu vực và Thế giới, ngày 13/8/1998 Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP điều lệ BHYT, thay thế điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP đã tạo nên những thay đổi quan trọng về chế độ chính sách BHYT, bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Tuy nhiên,sau năm năm thực hiện Nghị định số 58 qua kiểm nghiệm thực tế đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, cả về chế độ chính sách và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cơ quan thực thi chính sách BHYT cũng đã có sự thay đổi về tổ chức, BHYT sáp nhập với BHXH nhằm thống nhất quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho mục tiêu an sinh xã hội.

Nhằm sửa đổi bổ sung hoàn thiện hơn chính sách BHYT trong giai đoạn mới, hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Trang 29

Như vậy, tại Việt Nam BHYT ra đời không sớm cũng chẳng muộn, nó đã góp phần thực hiện được những vai trò quan trọng như ổn định kinh tế xã hội, xã hội hoá lĩnh vực y tế, nâng cao sức khỏe và sự hiểu biết của người dân về việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng. BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện luôn song hành trong chính sách BHYT và từng bước được cải tiến để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.