Các chế độ bảo hiểm xã hội

        Luật BHXH ban hành lần đầu tiên năm 1951. Các chế độ BHXH bao gồm: hưu trí, tàn tật, tử tuất, ốm đau, thai sản, TNLĐ, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp y tế. Tổng mức đóng vào quỹ là 43% quỹ tiền lương, trong đó người lao động đóng 11%, người sử dụng lao động đóng 32%.

        Quỹ BHXH dùng chi trả các chế độ BHXH gồm có:

Chế độ hưu trí: Nam và nữ có chuyên môn đủ 60 tuổi, nữ không có tay nghề đủ 55 tuổi. Nếu làm công việc nặng nhọc nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 45 tuổi. Mức lương cơ bản bằng 20% tiền lương trung bình năm trước khi nghỉ hưu cộng với mức bằng 1/120 tổng số đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cộng với lãi suất lũy kế ở tài khoản cá nhân (11% tiền lương hàng tháng).

Trợ cấp tàn tật vĩnh viễn: hưởng 40% tiền lương.

Trợ cấp tử tuất: tiền mai táng phí bằng 2 tháng lương trung bình của tất cả người lao động trong đơn vị. Toàn bộ tiền trong tài khoản cá nhân cộng với lãi suất được trả cho người thừa kế hợp pháp của người chết.

Trợ cấp ốm đau: trả từ 60% đến 100% tiền lương tùy theo thời gian đã đóng BHXH.

Trợ cấp thai sản: Trả 100% tiền lương của 90 ngày liên quan đến việc sinh đẻ, 100% tiền lương của 42 ngày trong trường hợp sẩy thai.

Trợ cấp TNLĐ: người lao động suy giảm sức khỏe tạm thời được hưởng 100% lương. Trường hợp bị suy giảm vĩnh viễn, tùy theo mức độ mà được hưởng từ 75% đến 90 % lương.

Trợ cấp thất nghiệp: người lao động phải tham gia BHXH ít nhất 1 năm, không tự nguyện thôi việc, đăng ký và báo cáo thường xuyên với Trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương và bản thân tích cực tìm việc làm. Mức trợ cấp cao hơn mức trợ cấp công cộng khác nhưng thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. Thời gian trả trợ cấp: trả 1 năm nếu có thời gian tham gia dưới 5 năm, trả 1,5 năm nếu đã tham gia BHXH từ 5 đến 10 năm, trả 2 năm nếu đã tham gia BHXH từ 10 năm trở lên.

Cơ quan quản lý: Bộ Lao động – An sinh xã hội quản lý chung.